1. - Post bài đúng chuyên mục liên quan.
    - Tiêu đề bài viết không được trùng với những chủ đề trước đó.
    - Tránh spam backlinks không liên quan trong bài viết.
    - Tránh lỗi chính tả, lỗi đoạn văn trong bài viết
    - Nhằm nâng cao chất lượng diễn đàn sức khỏe, mọi vi phạm trên tài khoản bị banned ngay lập tức
    Dismiss Notice
  2. - Bán Tài khoản VIP diễn đàn , không xóa bài viết khi tài khoản hết hạn.


    Dismiss Notice

8 giải pháp giúp mẹ vượt qua thời kỳ cho con bú

Thảo luận trong 'Mang thai và sinh nở' bắt đầu bởi Huy Nguyen, 1/3/16.

  1. huuminh

    huuminh Moderator

    Tham gia ngày:
    19/2/16
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    16
    - Hầu như chúng ta đều biết rằng: Sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên mẹ nào đều cố gắng chăm sóc bé yêu nhờ dòng sữa bổ dưỡng của mình. Tuy nhiên, khi cho con bú, các mẹ thường gặp phải những vấn đề như: rò sữa, nứt núm vú, đau nhức vú,... làm cho mẹ thấy đau nhức, dần dần có thể dẫn đến tâm lý ‘mẹ sợ cho con bú’. Vậy những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ là gì, và cách giải quyết chúng như thế nào? Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây.
    Đau núm vú

    [​IMG]
    - Bạn tìm vị trí bú mẹ phù hợp sao cho miệng bé có thể ngậm hết cả phần núm vú phía dưới chứ không phải chỉ phần đầu núm vú. Để thay đổi vị trí bú, hãy thử đặt ngón tay cái vào miệng con để bé nhả ra khỏi ngực bạn. Nếu cách này không được, bạn giữ cằm bé và đợi đến khi miệng con tự mở và “chớp lấy” cơ hội. Nếu được đặt đúng vị trí, miệng và cằm bé sẽ chạm ngực mẹ, môi mở ra và bạn sẽ không nhìn thấy phần nào của núm vú.
    - Nếu bạn đã đặt đúng vị trí nhưng vẫn thấy đau, có thể do núm vú bị khô. Hãy chắc chắn là mẹ đã mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và không dùng xà phòng để vệ sinh vú. Lúc này kem giữ ẩm là một biện pháp hiệu quả.
    - Khi cho con bú, mẹ hãy thử nhiều vị trí đến khi mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái.
    Núm vú bị nứt
    - Nguyên nhân: do nấm, khô da, hút sữa không đúng cách… nhưng hầu hết là do bé bú chưa đúng vị trí. Trong tuần đầu tiên, có thể núm vú của bạn sẽ bị chảy máu khi bé mới bắt đầu học cách bú sữa và cơ thể mẹ cũng mới bắt đầu tiết sữa.
    - Giải pháp: Kiểm tra tư thế bú của con, phần dưới cùng của quầng vú bên dưới núm vú phải nằm hoàn toàn trong miệng bé. Ngoài ra, cố gắng cho con bú thường xuyên và trong khoảng thời gian ngắn. Nếu bé không bị đói thì lực hút sẽ nhẹ hơn.
    - Tuy nhiên đừng vì lo lắng mà tìm cách điều trị bằng bất cứ cách nào bạn tìm thấy trong tủ thuốc. Các mẹ chỉ cần vệ sinh với nước sạch là đủ, không nên dùng thêm các loại mỹ phẩm, xà phòng khác. Ngoài ra, lúc cho con bú hãy để lại một chút sữa trên đầu núm vú đến khi khô (sữa mẹ có tác dụng làm lành vết thương).
    - Bạn cũng có thể dùng một số thuốc giảm đau nhẹ trước khi cho con bú 30 phút (nhớ tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào). Nếu tất cả những biện pháp trên không đem lại hiệu quả, hãy thử một chút kem dưỡng ẩm đặc biệt phù hợp với các mẹ cho con bú và dùng bọc núm vú khi mặc áo ngực.
    Tắc sữa
    - Tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ (nhờ sự giúp đỡ của gia đình để chăm con) và thử dùng khăn ấm để xoa bóp nhẹ nhàng quanh ngực nhằm kích thích sữa chảy ra ngoài. Tắc sữa khiến mẹ khó chịu nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con bởi sữa mẹ có chứa kháng sinh tự nhiên.
    Ngực bị căng sữa/quá nhiều sữa
    - Căng sữa, tức sữa có thể khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ vì ngực bị cứng và phồng lên sẽ không phù hợp với kích thước miệng trẻ.
    Giải pháp: Hãy xoa bóp bằng tay vùng ngực để sữa chảy ra và làm mềm vùng này trước khi cho con bú. Ngoài ra, mẹ càng cho bé bú nhiều thì sẽ càng đỡ bị tức sữa.
    Chứng viêm vú
    Nguyên nhân: Viêm vú là một bệnh gây ra bởi vị khuẩn ở ngực với các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, đau ngực. Hiện tượng này khá phổ biến trong vài tuần sau sinh (và khi cai sữa) do da bị rạn, tắc sữa hoặc tức sữa.
    Giải pháp: Cách duy nhất hiệu quả trong trường hợp này là điều trị các nhiễm trùng bằng kháng sinh, chườm nóng và quan trọng nhất là giải phóng sữa. Dùng tay xoa bóp để làm mềm ngực và dịu các vết sưng đỏ sẽ giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Một lời khuyên nữa là hãy tiếp tục cho con bú như bình thường.

    [​IMG]
    Ít sữa
    - Bạn nên cho con bú thường xuyên hơn và dùng tay xoa bóp vùng ngực có thể làm tăng lượng sữa mẹ. Uống ít nước và ăn quá nhiều chất cũng không giúp làm tăng nguồn cung sữa, thay vào đó các mẹ nên uống nhiều nước và ăn uống lành mạnh với các thực phẩm lợi sữa.
    Bé ngủ khi bú sữa
    - Vì sữa chảy ra nhanh nhất ngay sau khi bé bắt đầu bú, cho nên mẹ nên bắt đầu với bên ngực căng sữa hơn và nhanh chóng chuyển sang bên còn lại chứ không phải đợi sau khi bé bù hết từng bên một. Khi quan sát thấy bé mút nhẹ hơn và mắt bắt đầu nhắm lại, hãy từ từ đưa miệng con ra khỏi đầu núm vú và thử kích thích bé bằng cách cù chân, nhẹ nhàng nói chuyên và xoa lưng sau đó chuyển sang ngực bên kia. Theo thời gian, trẻ sẽ thức lâu hơn và bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề này nữa.
    Núm vú phẳng hoặc lõm
    Giải pháp: Dùng dụng cụ hút để sữa chảy ra trước khi đặt miệng bé vào núm vú và sử dụng vỏ vú nếu cần. Nếu bạn cảm thấy mình vẫn đủ sữa, có thể sử dụng núm vú hỗ trợ cho con bú trong trường hợp bé vẫn gặp khó khăn khi đặt miệng vào đầu vú mẹ.
    Đau ngực
    - Nếu cảm giác đau như bị kim chân chuyển thành ngứa ran như bị vật gì đâm vào ngực bạn cần phải kiểm tra xem có bị nhiễm trùng không (nấm hoặc vi khuẩn)? Thường hiện tượng này xuất hiện khi cơ thể đang tiết quá nhiều sữa, hãy thử cho con bú lâu hơn ở một bên ngực và chuyển bên chỉ khi thấy cần thiết.
    - Nếu kết quả kiểm tra là do bị nhiễm trùng ( mẹ có thể bị sốt, đau nhức, ớn lạnh) bạn cần điều trị theo yêu cầu của bác sĩ. Mặc dù khiến bạn khó chịu, nhưng sữa mẹ vẫn an toàn cho bé và hãy tiếp tục cho bé con như bình thường.