1. - Post bài đúng chuyên mục liên quan.
    - Tiêu đề bài viết không được trùng với những chủ đề trước đó.
    - Tránh spam backlinks không liên quan trong bài viết.
    - Tránh lỗi chính tả, lỗi đoạn văn trong bài viết
    - Nhằm nâng cao chất lượng diễn đàn sức khỏe, mọi vi phạm trên tài khoản bị banned ngay lập tức
    Dismiss Notice
  2. - Bán Tài khoản VIP diễn đàn , không xóa bài viết khi tài khoản hết hạn.


    Dismiss Notice

Bệnh giang mai ở phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh

Thảo luận trong 'Sức khỏe phụ nữ' bắt đầu bởi Huy Nguyen, 19/2/16.

  1. huuminh

    huuminh Moderator

    Tham gia ngày:
    19/2/16
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    16
    Bệnh giang mai gây nhiều tổn thương cho người mắc bệnh, gây tổn thương ở khắp nơi của cơ thể tùy theo diễn tiến bệnh như: Da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh.. Đối với phụ nữ mang thai bệnh giang mai không những ảnh hưởng đến mẹ mà còn có nguy cơ lây truyền sang cả đứa con trong bụng gây ra nhiều biến chứng thai kỳ như đẻ non, sẩy thai, thai chết lưu.

    Ảnh hưởng của bệnh giang mai với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh

    Đối với bà mẹ mang thai
    – Giang mai có thể gây ra nhiều biểu hiện và tổn thương ở khắp nơi của cơ thể tùy theo diễn tiến bệnh: Da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh.Có dạng giang mai bẩm sinh do mẹ lây qua con trong thời gian mang thai.
    – Những bà mẹ khi mang thai mà chẳng may bị giang mai nhưng lại không điều trị cẩn thận hoặc không điều trị thì nguy cơ truyền lây nhiễm cho đứa trẻ trong bụng là khó tránh khỏi.
    – Sinh non: Xảy ra trong thời kỳ mang thai từ 6 đến 8 tháng. Do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể thai nhi, cơ quan nội tạng bị tổn thương dẫn đến chết lưu, dễ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
    – Sảy thai: Xảy ra vào giai đoạn thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Xoắn khuẩn đi vào nhau thai gây viêm động mạch, dẫn đến tắc động mạch, nhau thai bị hoại tử làm cho thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng sảy thai.
    – Thai chết lưu: Thường gặp ở thai phụ đã đến tháng sinh, thai chết lưu mấy tháng trước khi sinh hoặc chết trong khi sinh, tỷ lệ này lên tới 8%.

    [​IMG]
    Đối với trẻ sơ sinh
    – Một số trẻ sơ sinh có biểu hiện phát bệnh ngay khi vừa sinh ra. Còn lại hầu hết các triệu chứng này sẽ phát triển rõ khi trẻ được 2 tuần hoặc 3 tháng.
    – Những triệu chứng dễ thấy bao gồm phát ban, đau ngoài da, sốt, mệt mỏi hoặc khóc khàn giọng.
    – Thấy các bé có biểu hiện sưng gan và lá lách, vàng da, thiếu máu và một loạt các dấu hiệu khác. Việc chăm sóc trẻ bị nhiễm giang mai phải hết sức cẩn thận và chú ý, nếu không sẽ nhiễm trùng nặng hơn.
    – Cũng có khi có một vài trường hợp các dấu hiệu của bệnh không phát ra ngoài khi ở trẻ sơ sinh. Đến khi trẻ lớn hơn hoặc khi vào tuổi thành niên thì các triệu chứng bệnh chuyển sang giai đoạn sau và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, răng lợi, mắt, tai và não bộ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/2/16