1. - Post bài đúng chuyên mục liên quan.
    - Tiêu đề bài viết không được trùng với những chủ đề trước đó.
    - Tránh spam backlinks không liên quan trong bài viết.
    - Tránh lỗi chính tả, lỗi đoạn văn trong bài viết
    - Nhằm nâng cao chất lượng diễn đàn sức khỏe, mọi vi phạm trên tài khoản bị banned ngay lập tức
    Dismiss Notice
  2. - Bán Tài khoản VIP diễn đàn , không xóa bài viết khi tài khoản hết hạn.


    Dismiss Notice

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường

Thảo luận trong 'Nhãn khoa (mắt)' bắt đầu bởi Huy Nguyen, 23/2/16.

  1. huuminh

    huuminh Moderator

    Tham gia ngày:
    19/2/16
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    16
    - Nguy cơ mắc các bệnh lỳ về mắt với người đái tháo đường phụ thuộc rất nhiều vào việt kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Người ta thấy rằng sau khi mắc bệnh đái tháo đường vào khoảng 5 năm thì bắt đầu có dấu hiệu tổn hại ở võng mạc (ở Châu Âu là sau 10 năm). Quá trình mắc bệnh lâu dài cũng như tỷ lệ đường trong máu cao làm bệnh võng mạc tiến triển nhanh. Đồng thời các biến chứng của bệnh thận hoặc bệnh thần kinh, sơ vữa động mạch cũng tăng theo.
    [​IMG]
    - Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là bệnh lý vi mạch máu ảnh hưởng đến các tiểu mạch võng mạc trước mao mạch, mao mạch và các tiểu mạch xuất hiện khi đường huyết cao gây tổn thương hoặc làm tắc nghẽn lưu thông máu trong võng mạc.
    - Bệnh lý võng mạc đái tháo đường có cả hai nguyên nhân: Tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ.
    - Về mắt lâm sàng, có 3 bệnh lý võng mạc đái tháo đường chính:
    + Loại nền
    + Loại tiền tăng sinh
    + Loại tăng sinh

    [​IMG]
    - Lượng đường huyết trong máu luôn ở mức cao không thể kiểm soát khiến cho khả năng miễn dịch có xu hướng giảm, điều này khiến bạn dễ các biến chứng khác của đái tháo đường như bệnh lý võng mạc đái tháo đường. Nguy cơ bị bệnh sẽ cáo khi bạn có tuổi, nghĩa là nó không chỉ ảnh hưởng đến võng mạc mà còn khiến bạn có nguy cơ bị các bệnh mắt khác như đục thủy tinh thể, glôcôm. Thậm chí, những bệnh từ trước như cholesterol cao, huyết áp cao hoặc bệnh tim cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
    - Điều này lý giải tại sao một người bị huyết áp cao và tiểu đường lại tăng nguy cơ bị bệnh glôcôm vì áp lực trong mắt cũng tăng. Do đó, chìa khóa để giảm nguy cơ các biến chứng đái tháo đường là kiểm soát đường huyết.
    - Trong 70-80% các trường hợp, bệnh võng mạc đái tháo đường không có triệu chứng. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi tổn thương nghiêm trọng hoặc khi lượng đường huyết rất cao, ví dụ là 300 – 400 mg/dl. Phần lớn người bệnh không có bất cứ triệu chứng nào, cũng như không có tổn thương nhìn thấy được. Đây là lý do tại sao tất cả người bệnh tiểu đường được khuyên không nên đợi đến khi các triệu chúng xuất hiện mới đi kiểm tra mắt. Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường là:
    + Nhìn mờ
    + Có các điểm đen di chuyển trước mắt (ruồi bay)
    + Mất nhiều vùng thị lực
    + Khó nhìn thấy vào ban đêm
    + Mù (trong trường hợp nặng)
    Phòng bệnh lý võng mặc đái tháo đường
    - Để phòng ngừa bệnh này, người bệnh đái tháo đường nên đi kiểm tra võng mạc thường quy 1 lần/năm ngay cả khi lượng đường huyết trong tầm kiểm soát. Người bệnh đái tháo đường có thể có đường huyết bình thường, nhưng tổn thương đã xảy ra với các cơ quan do bệnh tiểu đường vẫn hay gặp và không thể phục hồi. Có những trường hợp người có đường huyết bình thường vẫn có những thay đổi trong võng mạc hoặc mắt. Nhiều người có đường huyết được kiểm soát vẫn có thể bị cảm giác kiến bò ở chân hoặc những thay đổi võng mạc khác.
    - Với những người bị bệnh đái tháo đường chưa được kiểm soát, việc đi khám bác sĩ phụ thuộc vào độ nặng của các triệu chứng và những thay đổi xuất hiện ở võng mạc- võng mạc hoàng điểm hoặc võng mạc tăng sinh. Trong những trường hợp đặc biệt nặng, bác sĩ mắt có thể đề nghị tiêm nội nhãn – tiêm vào võng mạc – hoặc liệu pháp để cải thiện tình trạng cùng với kiểm soát đường huyết thích hợp. Trong trường hợp xuất huyết ồ ạt có thể phải phẫu thuật.