1. - Post bài đúng chuyên mục liên quan.
    - Tiêu đề bài viết không được trùng với những chủ đề trước đó.
    - Tránh spam backlinks không liên quan trong bài viết.
    - Tránh lỗi chính tả, lỗi đoạn văn trong bài viết
    - Nhằm nâng cao chất lượng diễn đàn sức khỏe, mọi vi phạm trên tài khoản bị banned ngay lập tức
    Dismiss Notice
  2. - Bán Tài khoản VIP diễn đàn , không xóa bài viết khi tài khoản hết hạn.


    Dismiss Notice

Hoa cúc chữa bệnh hiệu quả tự nhiên

Thảo luận trong 'Các bài thuốc cổ truyền' bắt đầu bởi Huy Nguyen, 25/2/16.

  1. huuminh

    huuminh Moderator

    Tham gia ngày:
    19/2/16
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    16
    HỌ CÚC
    - Họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae hay Compositae), còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm. Tên gọi khoa học của họ này có từ chi Aster (cúc tây) và có từ nguyên từ gốc tiếng Hy Lạp mang nghĩa ngôi sao-hình dáng của bông hoa trong các loài của nó, được điển hình hóa thành tên gọi phổ biến chung là hoa cúc. Họ Asteraceae là họ lớn thứ nhất hoặc thứ hai trong ngành Magnoliophyta, chỉ có họ Phong lan (Orchidaceae) là có thể có sự đa dạng lớn hơn, với khoảng 25.000 loài đã được miêu tả. Họ này theo các định nghĩa khác nhau chứa khoảng 900-1.650 chi và từ 13.000-24.000 loài. Theo dữ liệu của Vườn thực vật hoàng gia Kew mà APG II trích dẫn, họ này chứa 1.620 chi và 23.600 loài và như thế thì nó lại là họ đa dạng nhất, do cũng theo dữ liệu của Kew thì họ Lan chỉ có khoảng gần 22.000 loài. Các chi lớn nhất là Senecio (1.500 loài), Vernonia (1.000 loài), Cousinia (600 loài), Centaurea (600 loài). Định nghĩa các chi thường có vấn đề và một số chi thường xuyên bị chia nhỏ thành các nhóm nhỏ hơn.
    - Họ Asteraceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất tại các khu vực ôn đới và miền núi nhiệt đới.
    - Hoa cúc có khoảng 13.000 loài, trong đó hai vị thường dùng nhất là bạch cúc (cúc trắng) và kim cúc (cúc vàng). Theo Tây y, cúc hoa chứa tinh dầu, các vitamin A, B,
    - Cúc có khoảng 13.000 loài, trong đó hai vị thường dùng nhất là bạch cúc (cúc trắng) và kim cúc (cúc vàng). Theo Tây y, cúc hoa chứa tinh dầu, các vitamin A, B, một số axít amin và nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó đáng chú ý có selen - một nguyên tố thần diệu khử gốc tự do điển hình chống ôxy hoá, chống lão hoá và crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống các bệnh tim mạch. Theo Đông y, hoa cúc vị ngọt, cay, vào 3 kinh phế, can, thận; có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hoả. Cúc trắng vị ngọt nhiều hơn đắng, tính hơi hàn, thiên về khí phế. Cúc vàng vị cay đắng nhiều hơn ngọt, tính hơi ôn, thiên về can nhiệt.

    [​IMG]
    Hoa cúc chữa bệnh hiệu quả tự nhiên
    Sau đây là một số bài thuốc tiêu biểu có dùng cúc hoa:
    1. Đan trường thọ:
    - Mầm cúc tháng 3 âm lịch, lá tháng 6, hoa tháng 9, gốc rễ tháng 12, lượng bằng nhau. Phơi âm can, tán bột hoàn bằng hạt đậu xanh. Uống bột thì mỗi lần 5g với nước ấm, uống hoàn 10 – 15g, ngày 2 lần lúc đói.
    2. Cúc hoa tiên tửu:
    - Dùng hoa tháng 8, 9, nấu lấy nước cốt để thổi cơm nếp làm rượu. Cất rượu vào bình kín dùng dần. Muốn tốt hơn thì trong nước thổi cơm nên gia thêm nước cốt củ sinh địa, đương quy, câu kỷ tử và một số vị thuốc bổ khác thì công hiệu càng cao. Chữa được chứng đầu phong quay quắt, đau nhức, chóng mặt tối sầm. ngoài ra còn có thể làm cho đầu óc sáng suốt, mắt tinh, tai tỏ, chữa các chứng tê bại và các chứng bệnh của tuổi già: thân thể gầy còm ốm yếu, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt kèo màng mộng, làm cho sức lực dồi dào, ăn ngon ngủ dễ, người khỏe mạnh ít bị mắc bệnh, sống lâu.
    - Chữa chứng đau đầu kèm mắt đỏ do thời tiết nắng gắt gây cảm mạo do hoả bốc.
    - Hoa cúc 30g, kim ngân hoa 20g, lá dâu tằm 15g, hãm nước thật sôi, uống nóng, cách nhau 2 - 3 giờ.
    - Cúc hoa tươi mới hái về, sắc nước cô lại thành cao với mật ong, mỗi lần 15g, hoà nước ấm để uống.
    - Gối hoa cúc: Hoa cúc 2kg phơi khô, cho vào ruột gối thay bông gối đầu để nhẹ đầu, sáng mắt.
    3. Chữa bệnh tim mạch:
    - Chữa tăng huyết áp: hoa cúc 10g, hoa hoè 6g, thảo quyết minh 10g. Cho vào 500ml sắc kỹ chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc bạch cúc 10g, hoa hoè 8g, lạc nhân (đậu phộng) 3g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày liền.
    - Suy tim: Sắc 300g hoa cúc, lấy nước sắc kỹ thành cao. Mỗi lần uống khoảng 20 - 25ml ngày 2 lần.
    - Mỡ máu cao, béo phì: hoa cúc, sơn tra phiến, thảo quyết minh, mỗi vị 15g, sắc kỹ với 500ml chia uống 3 lần trong ngày.
    - Hoa mắt chóng mặt: bạch cúc, hoa thiên lý mỗi vị 10g, ngải cứu 12g, rau má, lá đinh lăng mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.
    - Đau đầu: bạch cúc 9g, hoa nhài 3g, rau má 10g, cúc bách nhật 5g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 3 - 5 ngày.
    4. Kiêng kỵ:
    - Người bị tỳ vị hư hàn, đau dạ dày, biếng ăn, đi lỏng, không dùng, nếu buộc phải dùng thì dùng ít