1. - Post bài đúng chuyên mục liên quan.
    - Tiêu đề bài viết không được trùng với những chủ đề trước đó.
    - Tránh spam backlinks không liên quan trong bài viết.
    - Tránh lỗi chính tả, lỗi đoạn văn trong bài viết
    - Nhằm nâng cao chất lượng diễn đàn sức khỏe, mọi vi phạm trên tài khoản bị banned ngay lập tức
    Dismiss Notice
  2. - Bán Tài khoản VIP diễn đàn , không xóa bài viết khi tài khoản hết hạn.


    Dismiss Notice

Hướng dẫn cách làm tỏi đen và công dụng thật sự của tỏi đen

Thảo luận trong 'Các bài thuốc cổ truyền' bắt đầu bởi Huy Nguyen, 25/2/16.

  1. huuminh

    huuminh Moderator

    Tham gia ngày:
    19/2/16
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    16
    Hướng dẫn cách làm tỏi đen và công dụng thật sự của tỏi đen
    - Tỏi đen đang được quảng cáo như thần dược có tác dụng chữa ung thư và các bệnh mãn tính khác với giá bán tiền triệu. Vậy thực hư loại "thần dược' này ra sao?
    TỎI ĐEN LÀ GÌ?
    - Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình), tỏi đen có nguồn gốc từ Nhật Bản. Riêng Việt Nam, tỏi đen được sản xuất thành công mới hơn một năm trở lại đây và đang được bán rất nhiều trên thị trường. Bản chất tỏi đen được làm từ tỏi ta, được lên men thông qua việc sấy điện liên tục trong 35-45 giờ. Sau đó, chúng được tiếp tục ủ khoảng 45 ngày để vỏ biến màu ngà, tép bên trong chuyển màu đen, dẻo, có vị ngọt dịu. Thông thường, mỗi kg tỏi tươi có thể cho ra khoảng 400-500 g tỏi đen thành phẩm.
    - Trong quá trình lên men sẽ xảy ra phản ứng chuyển hoá các hợp chất làm tăng tác dụng của sản phẩm tỏi đen thu được.
    - Hiện nay, giá mỗi kg tỏi đen dao động khoảng 1,4-2,5 triệu đồng, gấp từ 5-10 lần so với tỏi thường. Riêng Việt Nam có hai dòng sản phẩm tỏi đen, gồm nguyên củ và các chế xuất từ tỏi. Hàng nhập khẩu Nhật Bản, Hàn Quốc có thêm nước ép, mỗi hộp nước ép 60 ml x 30 gói có giá 1,5 triệu đồng. Tỏi nguyên tép nhập khẩu dao động từ 3-5 triệu đồng/kg.
    - “Tỏi là dược liệu quý trong Đông y và rất lành tính, đặc biệt có tính kháng sinh mạnh. Tỏi đen được kế thừa những dược lý quý báu từ tỏi. Thậm chí, công dụng của chúng còn mạnh gấp nhiều lần khi còn tươi”, lương y cho hay.
    - Quy trình lên men tự nhiên cũng làm cho hàm lượng carbohydrate tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen), nhờ đó tỏi đen có vị ngọt của trái cây. Chỉ cần bóc lớp vỏ ngoài là có thể ăn được..
    - Hiện nay, nhiều chị em đang chia sẻ cách tự làm tỏi đen tại nhà bằng cách ngâm tỏi trong bia, sau đó dùng nồi cơm điện để sấy. Lương y Hồng Minh cho biết, thực tế cách làm này cũng có thể cho ra sản phẩm tỏi có màu đen, vị giống tỏi đen được bán trên thị trường, không đáng lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm.
    - Tuy nhiên, việc sản phẩm làm ra có đảm bảo về hàm lượng hoạt chất và dùng có hiệu quả hay không thì khó khẳng định. Bởi sản phẩm đạt chuẩn phải được làm bằng những loại tỏi tốt nhất và được sấy theo công nghệ hiện đại.
    HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TỎI ĐEN TẠI NHÀ
    - Chuẩn bị nguyên liệu làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện
    - Theo hướng dẫn cách làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện đơn giản và nhanh chóng thì các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ sau:
    + Nồi cơm điện loại tốt và không có chế độ tự ngắt.
    + Giấy bạc: 1 cuộn.
    + Tỏi Lý Sơn: 2 kg. Tùy thuộc vào dung tích nồi cơm điện của bạn, nếu không mua được tỏi Lý Sơn bạn có thể mua tỏi Bắc, tốt nhất là tỏi cô đơn (loại tỏi chỉ có 1 tép tròn, dễ bóc vỏ). Lưu ý là tỏi phải ngon, tươi, không mọc mầm, không hư mốc bạn nhé.
    + Bia: 2 lon. Bạn chọn loại bia nào cũng được, bia tươi thì càng tốt.
    - Sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị thực hiện cách làm tỏi đen ngon, tốt cho sức khỏe
    - Để làm được tỏi đen ngon, chất lượng và thành công, bước sơ chế nguyên liệu rất quan trọng, hãy thực hiện đầy đủ và tuân thủ nghiệm ngặt hướng dẫn sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị làm tỏi đen tại nhà cực nhanh và đơn giản:

    [​IMG]
    Hướng dẫn cách làm tỏi đen tại nhà chi tiết nhất
    + Cắt hết gốc và rễ của tỏi, sau đó lột bớt 1 lớp vỏ bẩn bên ngoài.
    + Rửa kỹ tỏi bằng nước sạch, để thật ráo nước.
    + Sau đó cho tỏi vào một thau to và rưới bia lên trên, 1kg tỏi = 1 lon bia. Ngâm trong 30 phút để tỏi ngấm mem vi sinh trong bia. Cứ 5 phút lại đảo 1 lần để tỏi ngấm đều.
    Các bước chi tiết hướng dẫn làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện
    Bước 1: Ngâm men dẫn
    - Sau khi tỏi được ngâm trong bia đủ 30 phút, bạn trải giấy bạc ra và xếp tỏi vào. Bạn lưu ý, nhiều người thường để ráo bia rồi mới xếp tỏi vào giấy bạc, tuy nhiên nếu làm như vậy khi ủ tỏi thường bị hỏng hoặc khiến cho thời gian ủ lâu hơn, cho nên hướng dẫn làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện khuyên bạn nên xếp tỏi ngay vào giấy bạc khi vừa vớt ra khỏi chậu bia, không cần phải để khô.
    Bước 2: Gói tỏi trong giấy bạc
    - Sau khi đã xếp hết tỏi vào giấy bạc, bạn tiến hành bọc kín tỏi trong giấy bạc. Nhớ là phải bọc kín, không được để hở bất kỳ một chỗ nào bạn nhé, làm thế thành phẩm sẽ đảm bảo chất lượng và ngon hơn rất nhiều.

    [​IMG]
    Hướng dẫn chi tiết các bước làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện
    Bước 3: Bắt đầu ủ tỏi trong nồi cơm điện để lên men tỏi
    - Bạn xếp tỏi đã bọc giấy bạc vào nồi cơm điện và bật nút giữ ấm, bắt đầu quá trình ủ tỏi trong 2 tuần. Bạn nhớ bọc một lớp màng một lớp màng bọc thực phẩm bên ngoài vung nồi ủ để giữ nhiệt tốt hơn nhé. Trong quá trình ủ bạn có thể mở nồi ra để kiểm tra, tuy nhiên mỗi lần không quá 5 phút nhé. Tuy nhiên, tốt nhất là hạn chế mở nồi, nhất là những người lần đầu tiên làm vì sẽ khiến nồi ủ mất nhiệt, thành phẩm có thể bị hỏng giữa chừng.
    Lưu ý: Bạn có thể không cần dùng bia làm men dẫn làm tỏi đen tại nhà cũng được. Bạn chỉ cần cắt bỏ rễ, rửa sạch tỏi, để thật khô ráo và gói trực tiếp tỏi vào giấy bạc rồi đem ủ. Nhưng thời gian ủ sẽ lâu hơn, thông thường nếu không ngâm bia sẽ phải ủ trong 40 – 45 ngày. Đồng thời trong quá trình ủ bạn chỉ được mở vung ra để đảo chiều tỏi một lần vào ngày thứ 25 mà thôi.
    Bước 4: Hoàn thành, yêu cầu và hướng dẫn sử dụng thành phẩm

    [​IMG]
    Quá trình hình thành tỏi đen – Hướng dẫn cách làm tỏi đen tại nhà, chi tiết, đơn giản và dễ thực hiện
    – Bạn cứ ủ như vậy liên tục trong 2 tuần là tỏi sẽ tự lên men và biến thành tỏi đen thành phẩm, chú ý là nồi điện chỉ để nút ủ chứ không để nút nấu nhé.
    – Tỏi đen thành phẩm hoàn hảo là tép tỏi có màu đen đẹp mắt, dẻo hơi rắn, vị hơi chua chua ngọt ngọt và không còn vị hăng như tỏi tươi.
    – Mỗi ngày bạn có thể ăn trực tiếp khoảng 3 – 4 tép tỏi đen/ngày hoặc chế biến nó thành những món ăn thường ngày đề ngăn ngừa bệnh tật, nhất là ung thư và tăng cường sức khỏe, chống ôxy hóa…
    – Tỏi đen thành phẩm bạn có thể để trong tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.
    CÔNG DỤNG THỰC SỰ CỦA TỎI ĐEN - CHỈ CÓ TÁC DỤNG HỔ TRỢ
    - Theo lương y Bùi Hồng Minh, hiện nay tỏi đen được sử dụng khá phổ biến. Chúng được quảng cáo với tác dụng chống oxy hoá, tăng cường miễn dịch, chữa ung thư, điều hoà đường huyết, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, cải thiện xơ vữa động mạch, cao huyết áp, cải thiện chức năng hệ tiêu hoá và đường ruột, tốt cho tim mạch, tiểu đường... Do đó, nhiều người không tiếc bỏ tiền triệu để mua về sử dụng hàng ngày.
    - Lương y phân tích: "Dịch chiết của tỏi có đặc tính kháng viêm, kháng sinh mạnh nên có tác dụng làm tăng sức mạnh của hệ miễn dịch, ngăn sự di căn của các tế bào khối u. Đồng thời, tính hành khí của chúng sẽ làm lưu thông khí huyết, giãn nở của mao mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho chứng cao huyết áp, thiếu máu não và tim mạch".
    - Tuy nhiên, tỏi đen chỉ là một thực phẩm chức năng, cơ chế hoạt động là tác động vào cơ thể, làm tăng sức đề kháng để chống lại các tế bào khối u chứ không phải là loại thuốc tiêu diệt trực tiếp vào các tế bào đó. Do đó, chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không phải là thuốc chữa bệnh, đặc biệt là ung thư.
    - Thêm vào đó, tỏi hay tỏi đen nếu dùng nhiều sẽ gây hao khí, dùng nhiều sẽ không tốt. Vị lương y khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng 5 g, một liệu trình dùng chỉ nên kéo dài 10-15 ngày, sau đó dừng trước khi muốn sử dụng tiếp.
    - Tỏi có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, nên người đang có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang không nên dùng nhiều. Loại gia vị này cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người.
    - Đặc biệt, tỏi đen cũng như các dược phẩm quý và đắt tiền khác, đều có thể được làm nhái, làm giả trên thị trường. Do đó, người sử dụng cần phải thận trọng tìm những cơ sở đảm bảo uy tín để tránh "tiền mất tật mang".
    - Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM), các loại tỏi nói chung mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học quy mô lớn công nhận các hoạt chất trong tỏi có tác dụng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa truỵ tim mạch, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Để khắc phục mùi hôi cố hữu của tỏi, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp lên men tự nhiên để tạo ra tỏi đen mà vẫn bảo đảm dược tính của nó.
    - Tỏi đen sau khi lên men vừa không còn mùi khó chịu vừa tăng tác dụng chống ôxy hóa. Kết quả kiểm nghiệm ghi nhận trong thành phần của tỏi đen có rất nhiều hợp chất hữu ích như 18 axit amin, SOD enzin-polyphenol (chống ung thư), S-allyl cysteine (giảm mỡ máu)... Hiện nay trên thế giới, loại tỏi này được sử dụng phổ biến không chỉ làm thức ăn mà còn giúp chống lão hóa, giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng, phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường, ổn định huyết áp. Bác sĩ lưu ý: Khi ăn nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Chỉ nên ăn từ một đến 3 củ mỗi ngày, không dùng quá nhiều