1. - Post bài đúng chuyên mục liên quan.
    - Tiêu đề bài viết không được trùng với những chủ đề trước đó.
    - Tránh spam backlinks không liên quan trong bài viết.
    - Tránh lỗi chính tả, lỗi đoạn văn trong bài viết
    - Nhằm nâng cao chất lượng diễn đàn sức khỏe, mọi vi phạm trên tài khoản bị banned ngay lập tức
    Dismiss Notice
  2. - Bán Tài khoản VIP diễn đàn , không xóa bài viết khi tài khoản hết hạn.


    Dismiss Notice

Phát hiện và xử lý khi người thân bị đột quỵ

Thảo luận trong 'Tim mạch' bắt đầu bởi Huy Nguyen, 21/2/16.

  1. huuminh

    huuminh Moderator

    Tham gia ngày:
    19/2/16
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    16
    Đột quỵ là một biến chứng xảy ra đột ngột và bất ngờ có thể gây ảnh hưởng đến cả tính mạng của con người nếu như không có những biện pháp phòng tránh, cứu chữa kịp thời.
    Phát hiện sớm đột quỵ:
    - Cần yêu cầu người bệnh cười, nói, giơ tay để nhận biết các dấu hiệu như tê, đau hoặc liệt mặt, tay và chân không cử động được thường là ở một bên của cơ thể. Một vấn đề khác là rối loạn thị giác ở mắt như tối mắt, mờ mắt, nhìn không rõ, mù mắt.
    - Bên cạnh đó bệnh nhận có thể không nhận ra được người thân, lú lẫn, rối loạn nhận thức. Nói khó hoặc nói ngọng có thể là không nói được. Đi không vững, chóng mặt, nhức đầu, đau đầu dữ dội, mất thăng bằng, không phân biệt được phương hướng.

    Cách xử lý:
    - Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp, rất nguy hiểm cần phải xử lý nhanh chóng, tính mạng của nạn nhân có thể tình bằng giây bằng phút. Vì vậy cần khẩn trương gọi cấp cứu 115. Tiếp theo đó là phải sơ cứu nạn nhân, cần để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ, nới rộng quần áo, tạo khoảng không thoáng mát để bệnh nhân có thể tiếp nhận oxy không khí dễ dàng, cần theo dõi sắc mặt, nhịp thở; quan sát xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê; có thể trao đổi, trấn an bệnh nhân, nhắc bệnh nhân hít sâu và thở chậm không thở nhanh, gấp.

    [​IMG]
    - Nếu bệnh nhân bị co giật, nên để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng việc bệnh nhân có thể cắn vào lưỡi bằng cách dùng chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân, tuyệt đối không được cho vải vào miệng bệnh nhân, điều này có thể làm bệnh nhân khó thở. Nếu tình trạng bệnh nhân tệ đi, bệnh nhân hôn mê, ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo. Khi sơ cứu nạn nhân chú ý không cạo gió, không xoa bóp, không di chuyển bệnh nhân...
    Phòng ngừa:
    - Theo các bác sĩ thì nếu chúng ta hạn chế được các yếu tố gây bệnh thì sẽ làm giảm đến 80% nguy cơ bị đột quỵ. Do đó chúng ta cần phải điều trị tích cực những nguy cơ chính gây đột quỵ như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Vì đột quỵ thường là biến chứng từ nhưng căn bệnh trên.
    Việc chúng ta cần làm là thay đổi lối sống thực hiện chế độ ăn kiêng chất béo, đường, mặn, nhiều cholesterol và hoạt động thể lực một cách đều đặn là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch và đột quỵ não. Làm những việc thường ngày nhẹ nhàng, vừa sức bản thân, tránh căng thẳng, suy nghĩ nhiều, lo âu, lo lắng, nên có cuộc sống thoải mái.
    Tăng cường hoạt động luyện tập thể dục thể thao sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch của bạn và làm giảm các yếu tố gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Do đó bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để dành cho việc tập luyện thể dục thể thao tăng cường sưc khỏe thay vì thời gian bạn dành cho tivi, máy tính bảng... Bên cạnh đó cũng cần có một chế độ ăn cung cấp đây đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.