1. - Post bài đúng chuyên mục liên quan.
    - Tiêu đề bài viết không được trùng với những chủ đề trước đó.
    - Tránh spam backlinks không liên quan trong bài viết.
    - Tránh lỗi chính tả, lỗi đoạn văn trong bài viết
    - Nhằm nâng cao chất lượng diễn đàn sức khỏe, mọi vi phạm trên tài khoản bị banned ngay lập tức
    Dismiss Notice
  2. - Bán Tài khoản VIP diễn đàn , không xóa bài viết khi tài khoản hết hạn.


    Dismiss Notice

Vì sao trẻ bị đái dầm và chữa trị như thế nào ?

Thảo luận trong 'Sức khỏe trẻ em' bắt đầu bởi Huy Nguyen, 24/2/16.

  1. huuminh

    huuminh Moderator

    Tham gia ngày:
    19/2/16
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    16
    - Bạn có biết vì sao trẻ bị đái dầm và chữ trị như thế nào? Bạn làm gì khi con bạn bị mắc chứng bệnh khó nói đó là chứng bệnh đái dầm. Bệnh đái dầm về đêm ở trẻ là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, chứng này thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi nhưng có khoảng 15% đến 20% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh này, thậm chí có những trẻ ở độ tuổi từ 10 – 15 tuổi vẫn còn bị đái dầm.
    Nguyên nhân gây nên chứng bệnh đái dầm cho trẻ em

    Nguyên nhân bệnh đái dầm do về thể chất:
    - Do có vấn đề về mặt sinh lý, những dị tật bẩm sinh của bàng quang; khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá; không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu; nhiễm trùng đường tiểu; không kiểm soát được cơ bàng quang hoặc do chậm phát triển hệ thống thần kinh; động kinh vào ban đêm…
    - Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến đái dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.

    [​IMG]
    Nguyên nhân bệnh đái dầm về cảm xúc:
    - Đái dầm đôi khi là vấn đề liên quan đến cảm xúc như sự chống lại những áp đặt quá đáng của bố mẹ, bắt con cái phải nghe theo họ, chẳng hạn như con cái phải luôn sạch sẽ, khô ráo…
    Hoặc trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo hay tiểu học, trẻ gặp những khó khăn trong học hành.
    Mẹ của trẻ sinh em bé, trẻ ít được quan tâm hơn hoặc được quan tâm nhưng không bằng lúc trước.
    - Bố mẹ thiếu khuyến khích, hoặc có những mong đợi, kỳ vọng quá sức đối với trẻ khiến trẻ cảm thấy bị căng thẳng
    - Cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh chế giễu chê bai sẽ làm cho chứng đái dầm thêm trầm trọng hơn.
    - Khi trẻ dưới 5 tuổi bị đái dầm thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Chưa cần đưa con đến bác sĩ ngay mà có thể giúp trẻ kiểm soát tình hình bằng các biện pháp sau:
    - Cho trẻ ăn ít canh vào bữa tối, hạn chế trẻ uống nước trước khi đi ngủ.
    - Nhắc nhở trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ, đành thức trẻ dậy đi tiểu vào ban đêm.
    - Để bóng đèn ở gần nơi đi tiêu, để trẻ không sợ khi phải dậy đi tiểu ban đêm.
    - Không rầy la, nhiếc móc hay trêu chọc trẻ mà cần giúp trẻ hiểu vấn đề và cố gắng. Đêm nào trẻ không đái dầm thì cần khen ngợi để trẻ tự tin hơn.
    - Luyện tập: khi đang đi tiểu tiện thì cố gắng ngừng lại một lúc rồi lại tiếp tục.
    - Nếu trẻ đã lớn và gia đình đã áp dụng nhiều phương pháp mà không có hiệu quả, trẻ vẫn đái dầm thì tuyệt đối không được đổ lỗi, nhiếc móc hay trách mắng trẻ. Vì như thế sẽ gây tâm lí căng thẳng và ức chế tinh thần đối với trẻ, do đó bệnh càng nặng thêm. Trong trường hợp này cần đưa trẻ đến bác sĩ để thử nước tiểu, siêu âm, chụp bàng quang … xác định nguyên nhân do đâu.
    - Hiện nay đã có một số loại thuốc chữa đái dầm sau: oxybutynin chloride; Toltero dine; Impramine; Desmopresin acetate…Tuy nhiên việc dùng thuốc thì phải do bác sĩ chỉ định theo đơn thuốc cụ thể
     
  2. suckhoebe13

    suckhoebe13 New Member

    Tham gia ngày:
    16/3/17
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cam on bai viet cua ban!